Nếu bạn đang có suy nghĩ “xỏ khuyên tai xong để đấy vì trước sau gì cũng lành” thì hãy bỏ ngay đi nhé. Bởi vì trên thực tế cách vệ sinh lỗ xỏ sẽ ảnh hưởng đến 80% mức độ lành và “đau” sau khi xỏ khuyên đấy nhé. Để đảm bảo lỗ xỏ khuyên lành nhanh, không nhiễm trùng hay đau nhức đọc ngay bài viết dưới đây của Of The Sun nhé.
Hướng dẫn cách vệ sinh lỗ xỏ tai sau khi bấm chuẩn nhất
Vệ sinh lỗ xỏ hàng ngày là một phần quan trọng, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi xỏ. Bạn nên vệ sinh lỗ xỏ 2-3 lần mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn và bụi bẩn gây kích ứng và nhiễm trùng. Thực hiện cách vệ sinh lỗ tai sau khi bấm như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc đeo găng tay.
- Bước 2: Sử dụng tăm bông thấm vào một ít nước muối sinh lý (Natri Clorid), sau đó nhẹ nhàng lau sạch phía trước, sau lỗ xỏ và vùng xung quanh.
- Bước 3: Dùng cồn để tẩm ướt đầu của tăm bông, sau đó lau sạch phía trước và sau của lỗ xỏ.
- Bước 4: Đợi cho lỗ xỏ khô khoảng 2-3 phút, sau đó sử dụng tăm bông thấm nước muối để lau sạch lần nữa.
- Bước 5: Sử dụng tăm bông sạch để lau sạch cả hai mặt của lỗ xỏ.
Một số lưu ý vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai tại nhà
Nhiều người sau khi rời khỏi kỹ thuật viên là vô tư tận hưởng lỗ khuyên mới cứng, đôi lúc có vài hành động vô tình khiến vết thương mãi không đóng vảy. vậy nên trước khi chúc mừng nàng và giới thiệu những bộ sưu tập xinh xắn nhất, junie ở đây để cảnh báo nàng những hành động không nên làm khi mới xỏ khuyên.
Không tự ý tháo khuyên tai
Kỹ thuật viên thường đính kèm các khuyên nhỏ để giữ lỗ khi bạn vừa mới xỏ, các khuyên dự phòng này thường được thiết kế đơn giản, nhẹ nhàng và được làm từ các vật liệu thân thiện với da, tránh gây kích ứng. Nếu bạn tự ý tháo khuyên tại nhà khi lỗ chưa đủ ổn định, có thể dẫn đến mất lỗ mà không nhận ra.
Thay khuyên khi vết thương vẫn đang trong quá trình lành là một hành động sai lầm, không an toàn. Lỗ xỏ có thể bị tổn thương hơn khi phải chịu sức ép lớn hơn, dễ dẫn đến nhiễm trùng và viêm nang. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và hãy chờ cho vết thương hồi phục hoàn toàn trước khi thay đổi bất kỳ điều gì liên quan đến việc xỏ tai.
Tuyệt đối không sờ lên tai
Nhiều người có thói quen sờ vào lỗ tai một cách không ý thức, nhưng ít người biết rằng hành động này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu bạn là một trong số họ, hãy tự nhắc nhở bản thân thông qua việc ghi chú trên bàn làm việc, nhờ gia đình hoặc người thân nhắc nhở bạn, hoặc thực hiện bất kỳ biện pháp nào giúp bạn dừng lại thói quen đó, để bảo vệ sức khỏe của lỗ tai và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
Hạn chế tiếp xúc và va đập vào lỗ xỏ
Một điều mà mọi người đều biết là để vết thương lành nhanh, không nên chạm vào chúng. Tuy nhiên, do tai là một vị trí nhạy cảm và dễ bị tác động, bạn có thể cần phải ghi chú một số hướng dẫn cụ thể, như giữ tóc gọn gàng, tránh nằm nghiêng, không đi bơi, và hạn chế tiếp xúc với hóa chất.
Khi tắm gội, bạn có thể sử dụng bao bịt tai nilon để bảo vệ vết thương, hoặc sau khi tắm, hãy vệ sinh lỗ tai một cách cẩn thận theo quy trình đã được đề cập ở trên.
Giải đáp: Nên vệ sinh lỗ xỏ bao lâu là hợp lý và an toàn?
Cách vệ sinh lỗ xỏ hay lưu ý khi vệ sinh lỗ xỏ (ở phía trên) sẽ kết thúc khi vết thương trên tai bạn đã lành hoàn toàn. Trước thời điểm này bạn hãy chăm chỉ vệ sinh tai của mình 2-3 lần mỗi ngày, và tiếp tục thực hiện điều này trong khoảng 6-8 tuần đầu tiên, đặc biệt là vùng dái tai.
Đối với vị trí vành tai và tai trong, bạn cần đảm bảo duy trì vệ sinh trong vòng 6 tháng. Đặc biệt, với các vùng có sụn chứa nhiều mạch máu, dễ bị tổn thương, quá trình vệ sinh có thể kéo dài tới 1 năm.
Việc chăm sóc lỗ xỏ chỉ là một phần nhỏ trong quá trình làm đẹp. Vì vậy, nếu bạn đã đầu tư vào việc xỏ lỗ mới, hãy dành thêm một chút thời gian để chăm sóc vết thương. Bạn sẽ sớm trở nên xinh đẹp nếu bạn biết cách trở thành "tỉ phú thời gian" trong việc quan tâm và yêu thương bản thân.
Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách vệ sinh lỗ xỏ sau khi bấm khuyên rồi đúng không? Hãy thực hiện đúng theo những hướng dẫn phía trên để tai bạn được nhanh lành nhé.